Tăng quyền tự chủ, đẩy mạnh tài chính để giáo dục đại học phát triển
23/04/2025 06:00
Nhằm thúc đẩy giáo dục đại học Việt Nam phát triển, GS.TS. Nguyễn Đông Phong - Chủ tịch Hội đồng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã có những góp ý và đề xuất giải pháp cho giáo dục đại học hiện nay
Đổi mới cơ chế hoạt động và tài chính
Theo GS.TS Nguyễn Đông Phong, thực hiện đổi mới cơ chế hoạt động và tài chính của các cơ sở giáo dục đại học công lập đã mang lại nhiều kết quả tích cực trong quản trị về tài chính, tài sản.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương đối đầy đủ, rõ ràng về sử dụng Ngân sách Nhà nước, sử dụng tài sản của các cơ sở giáo dục đại học như: Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý tài sản công... và các văn bản hướng dẫn.
GS.TS. Nguyễn Đông Phong - Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
GS.TS Nguyễn Đông Phong nhận thấy, hiệu quả quản lý tài chính, tài sản đạt được ngày càng nâng cao gắn với tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Các cơ sở giáo dục đại học công lập đã chủ động hơn trong việc đa dạng hóa và mở rộng nguồn thu ngoài học phí.
Thực hiện cơ chế tự chủ đã giúp cho các cơ sở giáo dục đại học công lập chủ động xác định, bố trí các khoản chi theo nhiệm vụ và mục tiêu đặt ra trong từng thời kỳ để đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đại học.
Công tác quản lý chi tiêu và sử dụng các quỹ trong nhà trường chặt chẽ và khoa học hơn. Tuy nhiên, thực tế triển khai tại các cơ sở giáo dục vẫn còn phát sinh vướng mắc, hạn chế việc sử dụng tài chính, tài sản tại các cơ sở giáo dục đại học.
Theo đó, khung pháp lý trong hoạt động quản lý Nhà nước về tài chính, tài sản đối với các cơ sở giáo dục đại học còn nhiều bất cập như: Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học chưa thực sự toàn diện; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn có những quy định chưa theo kịp quá trình vận hành của các đơn vị được giao tự chủ dẫn đến khó khăn khi triển khai thực hiện.
Các cơ sở giáo dục đại học còn thiếu quyền chủ động để huy động và sử dụng các nguồn kinh phí xã hội. Tổng các nguồn lực của xã hội thu hút vào khối ngoài công lập còn chiếm tỷ trọng rất thấp so với tiềm năng và nguồn lực sẵn có.
Ngân sách đầu tư cho phát triển cơ sở vật chất còn hạn chế, đặc biệt là các đơn vị tự chủ tài chính trong giáo dục. Thực thi cơ chế tự chủ tài chính nhưng chưa gắn với trách nhiệm giải trình. Trách nhiệm chia sẻ kinh phí đào tạo giữa Nhà nước, xã hội và người học chưa được cụ thể hóa.
Tạo động lực cho giáo dục và đào tạo phát triển
Kiến nghị, giải pháp, GS.TS Nguyễn Đông Phong gợi mở, cần xây dựng đồng bộ, nhất quán hệ thống pháp lý về cơ chế, chính sách tài chính cho giáo dục và đào tạo nhằm thúc đẩy, khuyến khích và tạo động lực cho giáo dục và đào tạo phát triển phù hợp với định hướng trong giai đoạn mới.
Cần có cơ chế, chính sách ưu tiên phân bổ ngân sách cho giáo dục và đào tạo, gia tăng tỷ lệ chi tối thiểu cho giáo dục. Tăng cường ngân sách đầu tư phát triển cơ sở vật chất, khoa học công nghệ để phát triển cơ sở giáo dục đặc biệt là các cơ sở giáo dục đại học tự chủ.
Để phát triển cơ sở giáo dục đại học, GS.TS Nguyễn Đông Phong cho rằng, cần đầu tư lớn, nhất là cho việc phát triển đội ngũ, cơ sở vật chất. Trong khi nguồn lực tài chính của cơ sở giáo dục công lập chủ yếu phụ thuộc vào nguồn thu học phí theo mức thu do Nhà nước quy định.
Trong bối cảnh đầu tư phát triển cơ sở vật chất trong giáo dục và đào tạo từ ngân sách còn hạn chế, nguồn thu từ huy động xã hội hóa và các nguồn huy động khác đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển giáo dục và đào tạo. Vì vậy, GS.TS. Nguyễn Đông Phong nhấn mạnh, cần có cơ chế, chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy cơ chế huy động nguồn lực:
Thứ nhất, xây dựng cơ chế thu và quản lý thu học phí phù hợp trên cơ sở xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp nhằm tăng tính tự chủ trong thu, quản lý nguồn thu. Mức thu do các cơ sở giáo dục tự chủ, tự chịu trách nhiệm xây dựng và ban hành theo các quy định.
Thứ hai, điều chỉnh, bổ sung và đổi mới các cơ chế, chính sách trong tự chủ tài chính cho các cơ sở giáo dục nhằm tăng tính chủ động, tự chủ tự chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ. Phân cấp, giao quyền cụ thể trong thực hiện tự chủ tài chính.
Thứ ba, đầu tư ngân sách mạnh mẽ cho đầu tư phát triển cơ sở vật chất.
Thứ tư, xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp giúp các cơ sở giáo dục huy động nguồn lực tài trợ, viện trợ, đặc biệt là các nguồn lực tài trợ, viện trợ tiềm năng từ nước ngoài.
Vừa qua, tại Trường Tiểu học Đức Thượng (huyện Hoài Đức, Hà Nội), Đội Cảnh sát giao thông Đường bộ số 9 (Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội) tổ chức buổi tuyên truyền, phổ biế...
Cuộc thi Tài năng Tin học trẻ quốc tế - thành phố Hà Nội năm học 2024-2025 là sân chơi trí tuệ hoàn toàn miễn phí về lĩnh vực công nghệ số dành cho học sinh phổ thông từ ...
Nhằm thúc đẩy giáo dục đại học Việt Nam phát triển, GS.TS. Nguyễn Đông Phong - Chủ tịch Hội đồng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã có những góp ý và đề xuất ...
Ngày 12/4/2025, Hội nghị Mạng lưới Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp Đại học, Cao đẳng Việt Nam - VNEI Innovation Summit 2025 đã chính thức diễn ra tại Đại học Kinh tế TP. ...
Chiều 10/3, tại thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai), Bệnh viện Mắt Cao Nguyên phối hợp với Trường THPT Pleiku tổ chức chương trình ngoại khóa "Mắt sáng học đường - Vững b...
Mất nhiều thời gian đấu tranh để người lớn được Luật Lao động bảo vệ làm việc 8 tiếng mỗi ngày, câu hỏi được đặt ra là tại sao chúng ta lại bắt con trẻ học trên 10 tiếng ...
Sáng 28/02, Học viện Báo chí và Tuyên truyền long trọng tổ chức Hội nghị Tuyên dương điển hình tiên tiến lần thứ VI (2025-2030); tổng kết, đánh giá, đúc kết bài học kinh ...
Bắt đầu từ năm học 2025 - 2026, Bộ Chính trị thống nhất cao chủ trương thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên cả...
Tại xã biên giới Ia Nan, huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) có một con đường tranh dài 150m mang chủ đề “Sáng mãi một vùng biên” vừa hoàn thành. Công trình này thu hút sự tham g...