Ứng dụng công nghệ để nâng cao trải nghiệm khách hàng
17/05/2025 06:00
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp dịch vụ cũng năng động tìm cách ứng dụng công nghệ để tăng cường trải nghiệm của khách hàng.
Đa dạng công nghệ được doanh nghiệp lựa chọn
Hiện nay, các doanh nghiệp thường sử dụng chatbot và trợ lý ảo dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) để tương tác với khách hàng 24/7. Qua đó, khách hàng luôn có cảm giác được phục vụ “tức thì” nhờ các công cụ này có khả năng xử lý hàng triệu yêu cầu cùng lúc, cung cấp thông tin chính xác và hướng dẫn người dùng hiệu quả. Ngày nay, khi liên hệ với một doanh nghiệp nào qua website, chúng ta đều dễ dàng bắt gặp công nghệ này.
Ngoài ra, tùy đặc thù hoạt động của từng doanh nghiệp sẽ lựa chọn các công nghệ phù hợp, như công nghệ thực tế tăng cường (AR) và công nghệ thực tế ảo (VR) trong thương mại điện tử, cho phép khách hàng được ngắm nhìn, thử nghiệm các sản phẩm. Hay công nghệ blockchain được ứng dụng trong chuỗi cung ứng, giúp các siêu thị, nhà hàng có thể theo dõi chuỗi cung ứng thực phẩm, đảm bảo nguồn gốc và tính an toàn của sản phẩm.
Một ví dụ điển hình về ứng dụng công nghệ AR để cải thiện trải nghiệm khách hàng là IKEA với ứng dụng IKEA Place. Ứng dụng này cho phép khách hàng "thử nghiệm" các sản phẩm nội thất trong không gian thực tế của họ trước khi mua sắm. Điều này không chỉ tăng cường sự tin tưởng của khách hàng mà còn cải thiện hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng.
Nhiều doanh nghiệp dịch vụ cũng như sử dụng AI để phân tích dữ liệu lớn (bao gồm các thông tin về giới tính, địa điểm, lịch sử tiêu dùng, thói quen, sở thích và hành vi…) để từ đó đưa ra các đề xuất sản phẩm phù hợp. Điển hình như Netflix sử dụng AI để phân tích lịch sử xem của người dùng và gợi ý nội dung phù hợp, tăng sự hài lòng và gắn kết của khách hàng.
Rõ ràng, việc ứng dụng công nghệ không chỉ nâng cao trải nghiệm khách hàng mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong thị trường ngày càng số hóa.
Công nghệ trong quản lý vận hành bất động sản
Đối với một ngành đặc thù như quản lý vận hành bất động sản, ứng dụng công nghệ để nâng cao trải nghiệm khách hàng tưởng khó nhưng vẫn có nhiều cách giải bài toán này.
Trên thực tế, nhiều giải pháp quản lý tài sản như Facility Management giúp doanh nghiệp nắm rõ về vòng đời tài sản, dự đoán nhu cầu sử dụng và kiểm soát được thời điểm cần bảo trì, sửa chữa. Điều này giúp hệ thống hạ tầng kỹ thuật luôn vận hành trơn chu, giảm thiểu sự cố và nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
Không chỉ sử dụng những giải pháp công nghệ có sẵn, một số doanh nghiệp còn chủ động phát triển các giải pháp “may đo” riêng theo nhu cầu của đơn vị. Việc sở hữu công ty công nghệ là TNTech trong hệ thống, ROX Key đã tạo dựng ưu thế vượt trội khi kết hợp chuyên gia ngành và chuyên gia công nghệ để phát triển các giải pháp dịch vụ thông minh.
Những năm qua, TNTech và các thành viên của ROX Key như IMC (quản lý vận hành KCN), TNPM (quản lý vận hành khu đô thị, khu nhà ở, văn phòng, trung tâm thương mại) đã cùng hợp lực để phát triển các sản phẩm “may đo” như vậy gồm: Giải pháp khu công nghiệp thông minh T.SIE, ứng dụng kết nối cư dân S-Plus.
Các giải pháp này đã nhận được nhiều phản hồi tích cực của người dùng, đối tác. Như với T.SIE giúp hỗ trợ các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp kiểm soát các chỉ số nước thải, tối ưu việc sử dụng năng lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn về ESG. Còn với S-Plus cư dân có thể đóng các loại phí hoặc đăng ký sử dụng dịch vụ công cộng tại các khu chung cư ngay trên app…
Theo đại diện ROX Key, việc tận dụng công nghệ đã chứng minh hiệu quả trong việc cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Doanh nghiệp này cũng đang hướng đến việc sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo và ra quyết định dựa trên cơ sở dữ liệu để giúp doanh nghiệp này linh hoạt hơn trong hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu suất và tối ưu hóa các cơ hội.
Trong kỷ nguyên số, công nghệ rõ ràng không chỉ là công cụ hỗ trợ mà còn trở thành yếu tố cốt lõi để liên tục nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Tại Việt Nam, kinh tế tuần hoàn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp, mang đến lợi ích kinh tế, góp phần bảo vệ hệ sin...
Giới chuyên gia dự báo, xuất khẩu gạo năm 2025 sẽ giảm cả lượng và giá so với năm 2024. Vì vậy, việc duy trì thị phần tại các thị trường truyền thống, tập trung vào phân ...
Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh ...
Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đ...
Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.
Được thiên nhiên ban tặng cho thắng cảnh hữu tình, Pù Luông (Thanh Hóa) có vẻ đẹp đầy thơ mộng, là điểm đến không thể bỏ qua nếu du khách muốn rời bỏ những tất bật, xô bồ...
Ngày 2/7, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Công nghiệp sản xuất M-TALKS 2025 với chủ đề “Đổi mới tương lai ngành sản xuất điện tử Việt Nam: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), ...
Từ đầu năm 2025 đến nay, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4 (Chi cục QLTT tỉnh Quảng Ninh) đã chủ trì, phối hợp kiểm tra, phát hiện và xử lý hơn 40 vụ vi phạm liên quan đ...
Một số doanh nghiệp rời khỏi lĩnh vực nông nghiệp sau thời gian thử sức. Nhưng đó không hẳn là thất bại. Trong một lĩnh vực đòi hỏi vốn lớn, thời gian dài, và rủi ro cao,...