Chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản

06/06/2025 06:00
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 79/CĐ-TTg ngày 31/5/2025 gửi Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Môi trường, Công Thương, Tài chính, Ngoại giao, Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản.

Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn xin đăng tải toàn văn công điện này.

Nội dung công điện

Trong những năm qua, sản xuất, xuất khẩu nông sản nước ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế của cả nước. Tuy nhiên, sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản vẫn gặp phải không ít khó khăn do phụ thuộc vào thời tiết, thiên tai, thị trường, tình trạng “được mùa mất giá”, mất cân đối cung cầu, ùn ứ hàng hóa xuất khẩu tại cửa khẩu biên giới, nhất là trong thời điểm thu hoạch rộ chưa được khắc phục triệt để, gây thiệt hại, ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống của người nông dân, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Để khắc phục tình trạng nêu trên, ổn định thị trường, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống cho người nông dân, nhất là đối với một số ngành hàng như lúa gạo, sầu riêng, vải, nhãn, thanh long, xoài… khi vào mùa thu hoạch rộ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Môi trường, Công Thương, Tài chính,   Ngoại giao, Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao chủ động chỉ đạo, triển khai kịp thời, linh hoạt các giải pháp phù hợp, hiệu quả để hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người nông dân.

2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường:

a) Chỉ đạo các địa phương rà soát, chuẩn bị đầy đủ điều kiện (giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, phân bón,…) cho sản xuất trong những tháng cuối năm 2025 và xây dựng kế hoạch, phương án cụ thể để tổ chức sản xuất, thu hoạch, cung ứng sản phẩm, điều chỉnh mùa vụ phù hợp với tình hình, nhu cầu của thị trường; bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước, đồng thời phục vụ xuất khẩu, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống.

b) Tiếp tục chỉ đạo, tổ chức triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng, chống các loại dịch bệnh động vật, thực vật, không để xảy ra dịch bệnh nguy hiểm trên diện rộng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nhất là chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và trồng trọt.

c) Chỉ đạo các địa phương tăng cường phối hợp với các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp tập trung liên kết chặt chẽ các vùng nguyên liệu, đẩy mạnh bảo quản, chế biến, nhất là chế biến sâu để nâng cao giá trị gia tăng; đẩy mạnh hoạt động liên kết giữa các hợp tác xã, người sản xuất với các doanh nghiệp đầu mối thu mua xuất khẩu, doanh nghiệp, hệ thống phân phối, bán lẻ để tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm nông sản khi vào thời điểm thu hoạch rộ.

d) Phối hợp Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương làm tốt công tác xúc tiến thương mại, tiếp tục thúc đẩy mở cửa kỹ thuật, nhất là xuất khẩu sản phẩm chính ngạch sang Trung Quốc. Chỉ đạo, hướng dẫn địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp thực hiện đáp ứng quy định của các thị trường xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Trung Quốc về đảm bảo về tem nhãn, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn vùng trồng, kiểm nghiệm, kiểm dịch, quy cách đóng gói, chất lượng nông sản.

đ) Chủ trì, phối hợp với các địa phương chủ động cung cấp thông tin đầy đủ về sản lượng, mùa vụ thu hoạch các loại nông sản tại các địa phương và vùng nguyên liệu để các doanh nghiệp xuất khẩu, chuỗi phân phối, bán lẻ có kế hoạch hỗ trợ tiêu thụ nông sản thường xuyên và đẩy mạnh tiêu thụ khi vào chính vụ.

e) Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong nông nghiệp, đưa vào sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi mới cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng với biến đổi khí hậu; tập trung nghiên cứu ứng dụng công nghệ hỗ trợ bảo quản, chế biến sâu, nhất là đối với trái cây và các mặt hàng có giá trị cao, đa dạng hóa sản phẩm, chuyển từ xuất khẩu thô sang các sản phẩm tinh chế, đồ hộp, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm nông nghiệp; khuyến khích, thúc đẩy sản xuất theo chuỗi sản phẩm, xây dựng mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm.

3. Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Ngoại giao chỉ đạo tăng cường xúc tiến thương mại, tiếp tục mở rộng, đa dạng thị trường xuất khẩu, đồng thời triển khai các chương trình kết nối, tổ chức tuần lễ nông sản, hội chợ hàng Việt để khai thác tiềm năng thị trường trong nước. Chỉ đạo liên kết, phối hợp các chuỗi phân phối trong nước, Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam đẩy mạnh quảng bá trực tiếp và trực tuyến tiêu thụ trong nước, ưu tiên tiêu thụ sản phẩm nông sản tại các địa phương, nhất là đối với lúa gạo, rau quả (sầu riêng, vải, nhãn, xoài, thanh long,…) khi vào vụ thu hoạch rộ.

4. Bộ Tài chính chỉ đạo lực lượng hải quan phối hợp chặt chẽ với lực lượng biên phòng trao đổi với các cơ quan chức năng của nước nhập khẩu, nhất là tại các cửa khẩu xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc để có phương án cụ thể tạo điều kiện và ưu tiên thực hiện thông quan nhanh nhất đối với nông sản tươi xuất khẩu, nhất là vải, sầu riêng và các mặt hàng dễ hư hỏng, nông sản vào chính vụ thu hoạch, hạn chế tối đa tình trạng nông sản xuất khẩu bị ùn tắc tại các cửa khẩu biên giới.

5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

a) Chủ động, khẩn trương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Công Thương cung cấp thông tin, khuyến cáo người dân, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất gắn với nhu cầu thị trường, đảm đảm đáp ứng các quy trình, quy định, tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu từ khâu sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến, đóng gói, vận chuyển, truy xuất nguồn gốc để đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch.

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh có cửa khẩu, nhất là các địa phương khu vực biên giới phía Bắc (Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh, Cao Bằng, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu):

(1) Chỉ đạo, tổ chức theo dõi, cập nhật, đánh giá, dự báo tình hình lưu thông, tập trung hàng hóa trên địa bàn để phối hợp với các cơ quan có liên quan chỉ đạo lực lượng chức năng triển khai các giải pháp đảm bảo lưu thông hàng hóa tại khu vực cửa khẩu, kịp thời có biện pháp chủ động điều tiết, quản lý phương tiện đưa hàng lên cửa khẩu biên giới.

(2) Thường xuyên thông tin về tình hình lưu thông, xuất khẩu nông sản tại các cửa khẩu để các địa phương, cơ quan chức năng và doanh nghiệp xuất khẩu nông sản biết chủ động điều chỉnh phương án sản xuất, kinh doanh, không để tình trạng ùn tắc hàng hóa, nông sản tại cửa khẩu, giảm nguy cơ thiệt hại đối với người dân và doanh nghiệp.

6. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu nông sản theo dõi sát thông tin về lưu thông, khả năng thông quan xuất khẩu nông sản tại các cửa khẩu, kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh, điều tiết lượng hàng xuất khẩu nhằm thích ứng linh hoạt, tránh tối đa tình trạng ùn tắc nông sản tại các cửa khẩu; tăng cường thu mua dự trữ nông sản, nhất là trong thời điểm thu hoạch rộ để hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho người dân.

7. Văn phòng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Công điện này; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách những vấn đề đột xuất, phát sinh. 

Theo Doanh nghiệp & Thương hiệu


Tin xem thêm

Bắc Ninh: Đẩy mạnh khởi nghiệp - Tạo sinh kế ổn định gắn với chương trình giảm nghèo bền vững

Tin tức
21/07/2025 06:00

Trong những năm qua, tỉnh Bắc Ninh đã và đang triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, trong đó đặc biệt chú trọng ph...

Gạo ST25 – Từ đồng ruộng quê đến kệ siêu thị châu Âu

Tin tức
21/07/2025 06:00

Khởi nguồn từ một giống lúa địa phương hai lần giành danh hiệu “Gạo ngon nhất thế giới”, ST25 đã trở thành biểu tượng cho hướng đi mới của gạo Việt – chinh phục thị trườn...

Rà soát, chuẩn hoá lại các thủ tục hành chính về đất đai

Tin tức
20/07/2025 08:00

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường rà soát, chuẩn hoá lại các thủ tục hành chính về đất đai đã công bố, bảo đảm việc thực hiện thủ tục hành ch...

Kinh tế tuần hoàn – xu hướng tất yếu cho nền nông nghiệp hiện đại

Tin tức
20/07/2025 07:00

Tại Việt Nam, kinh tế tuần hoàn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp, mang đến lợi ích kinh tế, góp phần bảo vệ hệ sin...

Nguồn cung và biến động giá đang tăng áp lực lên xuất khẩu gạo

Tin tức
20/07/2025 06:00

Giới chuyên gia dự báo, xuất khẩu gạo năm 2025 sẽ giảm cả lượng và giá so với năm 2024. Vì vậy, việc duy trì thị phần tại các thị trường truyền thống, tập trung vào phân ...

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

Tin tức
19/07/2025 07:00

Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh ...

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

Tin tức
19/07/2025 06:30

Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đ...

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

Tin tức
19/07/2025 06:00

Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Khám phá mùa vàng trên đỉnh Pù Luông

Tin tức
18/07/2025 07:00

Được thiên nhiên ban tặng cho thắng cảnh hữu tình, Pù Luông (Thanh Hóa) có vẻ đẹp đầy thơ mộng, là điểm đến không thể bỏ qua nếu du khách muốn rời bỏ những tất bật, xô bồ...