Gia Lai: Thương mại về bản, nông sản ra phố

28/05/2025 06:00
Giai đoạn 2021–2025, chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Gia Lai được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ và linh hoạt, góp phần nâng tầm nông sản bản địa và cải thiện sinh kế cho người dân.

Kết nối vùng miền bằng thương mại hiện đại

Thời gian qua, hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh Gia Lai được tổ chức bài bản, có chiều sâu. Thông qua các hội chợ, hội nghị kết nối cung cầu, triển lãm sản phẩm OCOP và đặc sản địa phương, hàng hóa từ các huyện vùng sâu như Kbang, Đức Cơ, Krông Pa… đã vươn ra thị trường lớn trong và ngoài tỉnh.

Tỉnh Gia Lai đã chủ động xây dựng và tổ chức các chương trình đưa hàng Việt về miền núi, vùng sâu, vùng xa, kết hợp với các ngày hội du lịch, hội chợ biên giới, tuần lễ văn hóa – du lịch. Riêng Phiên chợ biên giới tại Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh thường niên thu hút hơn 60 gian hàng, không chỉ là nơi giới thiệu đặc sản Gia Lai mà còn là điểm giao thương với huyện Oyadav (tỉnh Ratanakiri, Campuchia).

Gia Lai: Thương mại về bản, nông sản ra phố 2
Phiên chợ biên giới tại Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, huyện Đức Cơ năm 2025. Ảnh: Minh Vỹ

Tổ chức 100 gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu nhân dịp Tuần Văn hóa Du lịch tỉnh Gia Lai. Hội chợ triển lãm thương mại tại thành phố Pleiku (quy mô 350 gian hàng); tại thị xã An Khê, các huyện Phú Thiện, Ayun Pa, Đức Cơ và Krông Pa (quy mô 100 gian hàng). Hội chợ triển lãm thương mại tổ chức tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, với quy mô 350 gian hàng.

Gia Lai: Thương mại về bản, nông sản ra phố 3
Hội chợ triển lãm thương mại tổ chức tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, TP. Pleiku. Ảnh: Minh Vỹ

Tổ chức lễ ra mắt tuyến phố thanh toán không tiền mặt tỉnh Gia Lai; tổ chức phiên Livestream bán hàng “nông sản Gia Lai” trên nền tảng Tiktok shop đã bán ra gần 800 đơn hàng, đạt mốc 149 nghìn lượt xem, trong vòng 4 giờ đồng hồ.

Ông Phạm Văn Binh – Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Gia Lai nhấn mạnh: “Mục tiêu của chúng tôi không chỉ là bán được nhiều hàng, mà là giúp người dân ở vùng sâu, vùng xa thay đổi tư duy sản xuất – tiêu dùng, từng bước tham gia vào chuỗi giá trị hiện đại. Khi sản phẩm nông nghiệp địa phương có thể tự tin bước ra thị trường bằng thương hiệu và chất lượng, thì đời sống người dân mới thực sự chuyển mình”.

Gia Lai: Thương mại về bản, nông sản ra phố 4
Ông Phạm Văn Binh – Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Gia Lai. Ảnh: Minh Vỹ

Đưa OCOP lên sàn, lan tỏa bản sắc vùng miền

Gia Lai hiện có 454 sản phẩm đạt chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên – con số ấn tượng đối với một tỉnh miền núi. Trong đó, 235 sản phẩm đã được đưa lên các sàn thương mại điện tử như voso.vn, postmart.vn, shoppe.vn, tiki.vn, lazada.vn…, mở ra hướng đi mới cho tiêu thụ sản phẩm trong bối cảnh thương mại truyền thống đang dần chuyển dịch sang nền tảng số.

Các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được hỗ trợ xây dựng gian hàng số, tham gia tập huấn về ứng dụng AI trong marketing và bán hàng trực tuyến. Đây là bước chuyển quan trọng giúp nông dân không chỉ giỏi sản xuất mà còn biết kinh doanh, từng bước chủ động tiếp cận thị trường trong thời đại công nghệ số.

Gia Lai: Thương mại về bản, nông sản ra phố 5
Sở Công Thương Gia Lai tổ chức hội nghị tập huấn đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử. Ảnh: Minh Vỹ

“Chúng tôi xác định thương mại điện tử là con đường ngắn nhất để hàng hóa vùng sâu, vùng xa đến được với người tiêu dùng thành thị, đặc biệt là thế hệ trẻ. Thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh để nâng cao kỹ năng số, xây dựng chuỗi cung ứng bền vững và minh bạch hơn”, ông Phạm Văn Binh chia sẻ thêm.

Gắn sản xuất với thị trường

Chương trình phát triển thương mại không thể tách rời sản xuất nông nghiệp. Gia Lai đã triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất – tiêu thụ sản phẩm, nhất là các mặt hàng chủ lực như cà phê, tiêu, chanh dây, mật ong… Các mô hình liên kết giữa doanh nghiệp – hợp tác xã – hộ dân được nhân rộng, tạo ra chuỗi giá trị ổn định từ đầu vào đến đầu ra.

Các cơ sở sản xuất OCOP được hướng dẫn quy trình đăng ký, tiêu chuẩn hóa sản phẩm, quảng bá trên diện rộng. Nhiều hộ nông dân giờ đây không chỉ là người trồng trọt, chăn nuôi, mà còn trở thành nhà bán hàng, đối tác phân phối nhờ kết nối với chương trình xúc tiến thương mại của tỉnh.

Không chỉ xúc tiến thương mại, Gia Lai còn đẩy mạnh quản lý và phát triển sở hữu trí tuệ gắn với sản phẩm địa phương. Đến nay, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã hỗ trợ xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho 18 sản phẩm nông sản – trong đó có nhiều thương hiệu quen thuộc như Gạo Phú Thiện, Rau An Khê, Chôm chôm Ia Grai, Mật ong hoa cà phê Gia Lai, Cà phê Gia Lai, Phở khô Gia Lai, Chanh dây, Hồ tiêu Chư Sê…

Gia Lai: Thương mại về bản, nông sản ra phố 6
Sầu riêng, thế mạnh của huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Ảnh: Minh Vỹ

Bảo hộ thương hiệu không chỉ giúp sản phẩm được nhận diện rõ ràng mà còn là tấm “hộ chiếu” vững chắc khi vươn ra thị trường trong và ngoài nước. Đây chính là nền móng để thương mại miền núi phát triển bền vững, không chạy theo phong trào mà từng bước tạo dựng giá trị riêng biệt cho từng vùng đất.

Hướng đến mục tiêu phát triển bền vững

Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa tại Gia Lai không chỉ mang tính kinh tế mà còn hàm chứa khát vọng xóa bỏ khoảng cách vùng miền. Từ hội chợ nơi biên giới đến gian hàng số trên sàn thương mại điện tử, từ người nông dân đến doanh nghiệp trẻ, từ cây cà phê trĩu quả đến livestream thu hút hàng trăm ngàn lượt xem – tất cả cho thấy một Gia Lai đang chuyển mình, hội nhập nhưng không mất đi bản sắc.

Đến năm 2025, Gia Lai đặt mục tiêu tiếp tục mở rộng chuỗi cung ứng, tăng số lượng sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 – 5 sao, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa số hóa thương mại tại các vùng khó khăn. Đó không chỉ là một chương trình phát triển thương mại – mà còn là một chiến lược “vượt núi” để nâng tầm nông sản địa phương và đời sống người dân nơi đại ngàn. 

Theo Doanh nghiệp & Thương hiệu


Tin xem thêm

Kinh tế tuần hoàn – xu hướng tất yếu cho nền nông nghiệp hiện đại

Tin tức
20/07/2025 07:00

Tại Việt Nam, kinh tế tuần hoàn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp, mang đến lợi ích kinh tế, góp phần bảo vệ hệ sin...

Nguồn cung và biến động giá đang tăng áp lực lên xuất khẩu gạo

Tin tức
20/07/2025 06:00

Giới chuyên gia dự báo, xuất khẩu gạo năm 2025 sẽ giảm cả lượng và giá so với năm 2024. Vì vậy, việc duy trì thị phần tại các thị trường truyền thống, tập trung vào phân ...

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

Tin tức
19/07/2025 07:00

Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh ...

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

Tin tức
19/07/2025 06:30

Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đ...

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

Tin tức
19/07/2025 06:00

Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Khám phá mùa vàng trên đỉnh Pù Luông

Tin tức
18/07/2025 07:00

Được thiên nhiên ban tặng cho thắng cảnh hữu tình, Pù Luông (Thanh Hóa) có vẻ đẹp đầy thơ mộng, là điểm đến không thể bỏ qua nếu du khách muốn rời bỏ những tất bật, xô bồ...

Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp điện tử Việt Nam

Tin tức
18/07/2025 06:00

Ngày 2/7, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Công nghiệp sản xuất M-TALKS 2025 với chủ đề “Đổi mới tương lai ngành sản xuất điện tử Việt Nam: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), ...

Quảng Ninh: Đội Quản lý thị trường số 4 làm tốt nhiệm vụ 6 tháng đầu năm

Tin tức
18/07/2025 06:00

Từ đầu năm 2025 đến nay, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4 (Chi cục QLTT tỉnh Quảng Ninh) đã chủ trì, phối hợp kiểm tra, phát hiện và xử lý hơn 40 vụ vi phạm liên quan đ...

Không dễ đi đường thẳng: Những ngã rẽ của doanh nghiệp nông nghiệp

Tin tức
17/07/2025 06:00

Một số doanh nghiệp rời khỏi lĩnh vực nông nghiệp sau thời gian thử sức. Nhưng đó không hẳn là thất bại. Trong một lĩnh vực đòi hỏi vốn lớn, thời gian dài, và rủi ro cao,...