Giải bài toán tiêu thụ vải thiều: Doanh nghiệp và Hiệp hội Varisme cùng vào cuộc
14/06/2025 06:00
Vụ vải thiều 2025 tại Bắc Giang ghi nhận mô hình liên kết hiệu quả giữa nông dân, doanh nghiệp và hiệp hội. Kim Hằng là đơn vị tiêu thụ chủ lực, trong khi VARISME đóng vai trò kết nối toàn chuỗi cung ứng.
Bước vào mùa thu hoạch vải thiều năm 2025, Bắc Giang – thủ phủ vải thiều của cả nước – tiếp tục giữ vững sản lượng và chất lượng. Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh, diện tích vải thiều toàn tỉnh ổn định ở mức 29.700 ha, sản lượng ước đạt 165.000 tấn. Đáng chú ý, chất lượng vải năm nay được đánh giá là cao nhất trong nhiều năm, với hơn 90% cây ra hoa, tỷ lệ đậu quả trên 80%.
Tuy nhiên, bài toán lớn nhất vẫn là đầu ra. Trước thực tế “được mùa thì mất giá”, một số doanh nghiệp đã chủ động thay đổi phương thức tiếp cận thị trường. Trong số đó, Công ty Cổ phần Công nghệ Nông nghiệp Hữu cơ Kim Hằng, trụ sở tại Lục Ngạn, đang nổi bật như một đơn vị tiên phong trong chuỗi liên kết tiêu thụ vải thiều Bắc Giang, góp phần ổn định giá và gia tăng giá trị sản phẩm cho người nông dân.
Mùa vải bội thu đang đến gần trên đất Bắc Giang
Kim Hằng – Đầu mối tiêu thụ vải thiều từ chuỗi liên kết hiệu quả
Khác với phương thức thu mua truyền thống, Kim Hằng xây dựng mô hình chuỗi liên kết bài bản giữa doanh nghiệp – hợp tác xã – nông dân – thương nhân – thị trường. Từ khâu hướng dẫn canh tác đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, đến tổ chức thu mua, đóng gói, vận chuyển và tiêu thụ, doanh nghiệp này đã từng bước chuyên nghiệp hóa chuỗi cung ứng vải thiều.
Bà Đỗ Thị Hằng, Giám đốc công ty, cho biết: “Chúng tôi đã hoàn tất phương án tiêu thụ cho toàn bộ sản lượng liên kết với bà con nông dân. Mạng lưới phân phối của Kim Hằng được mở rộng tại thị trường trong nước và quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc – nơi hiện đã có hàng trăm thương nhân đến khảo sát vườn và xúc tiến thương mại.”
Bà Đỗ Thị Hằng - Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Nông nghiệp Hữu cơ Kim Hằng đang cùng ông Nguyễn Ngọc Quang - Chủ tịch Hiệp hội VARISME và mọi người trong đoàn thăm vườn vải tại Lục Ngạn
Nhờ hệ thống này, hàng trăm hộ dân được bao tiêu sản phẩm với giá ổn định. Bà Nguyễn Thị Hương (thôn Trại 1, xã Quý Sơn, Lục Ngạn) chia sẻ:“Nhờ liên kết với Kim Hằng, gia đình tôi không phải lo chuyện thương lái ép giá hay rớt giá cuối vụ. Năm nay vườn tôi có 500 gốc, quả đẹp, khả năng thu nhập sẽ tốt hơn hẳn năm trước”.
Không chỉ dừng lại ở tiêu thụ trong nước, Kim Hằng cũng đầu tư vào công nghệ bảo quản, sơ chế để đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Mỹ, Australia… Một phần sản phẩm còn được chế biến sâu thành nước ép, siro, mứt, góp phần gia tăng giá trị nông sản.
VARISME – Cầu nối chiến lược trong chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ
Điểm đáng chú ý trong thành công của chuỗi tiêu thụ vải thiều Bắc Giang là sự hỗ trợ hiệu quả từ Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam (VARISME). Với vai trò trung gian, VARISME đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm kết nối doanh nghiệp và nông dân, đồng thời xây dựng nền tảng phát triển nông nghiệp bền vững.
Đoàn công tác VARISME thăm vườn vải tại Thôn Muối, xã Giáp Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
Ông Nguyễn Ngọc Quang – Chủ tịch Hiệp hội – nhấn mạnh: “VARISME luôn hướng đến mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vùng nguyên liệu, kết nối đầu ra, cũng như đưa các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất. Chúng tôi đang phối hợp triển khai các chương trình cung cấp phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật thân thiện môi trường với giá hợp lý nhằm tăng hiệu quả sản xuất cho bà con”.
Thông qua VARISME, nhiều doanh nghiệp như Kim Hằng có cơ hội mở rộng chuỗi cung ứng, tiếp cận thị trường trong và ngoài nước, trong khi nông dân được tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ thông tin và đảm bảo quyền lợi. Đây là mô hình 3 bên hiệu quả: Nhà nước – Doanh nghiệp – Nông dân, có thể nhân rộng cho các loại nông sản chủ lực khác.
Kết nối tiêu thụ – Phát triển du lịch nông sản
Bên cạnh mô hình tiêu thụ trực tiếp, tỉnh Bắc Giang và huyện Lục Ngạn còn kết hợp quảng bá vải thiều thông qua các hoạt động du lịch trải nghiệm. Trong tháng 6/2025, chương trình “Vải thiều Lục Ngạn – Tinh hoa trái cây Việt” sẽ được tổ chức, tạo không gian du lịch gắn với nông nghiệp hấp dẫn.
Du khách sẽ được trải nghiệm hoạt động hái vải, đóng gói, chế biến các món ăn từ vải, tham gia giao lưu văn nghệ dân tộc, và khám phá vùng đất Lục Ngạn với những đặc sản nổi tiếng như thịt lợn quay, gà đồi, mật ong vải thiều, hồ Cấm Sơn…
Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp và địa phương quảng bá thương hiệu vải thiều Bắc Giang, góp phần kích cầu tiêu dùng trong nước và tạo hiệu ứng truyền thông tích cực trên thị trường quốc tế.
Đoàn công tác VARISME thăm và làm việc với Công ty Kim Hằng - Lục Ngạn
Từ Kim Hằng đến VARISME – hình mẫu liên kết tiêu thụ nông sản bền vững
Sự kết hợp giữa doanh nghiệp Kim Hằng với mạng lưới chuỗi liên kết chặt chẽ và vai trò hỗ trợ chiến lược từ Hiệp hội VARISME đang tạo nên hình mẫu thành công trong tiêu thụ vải thiều Bắc Giang. Mô hình này không chỉ giải quyết bài toán kinh tế cho người nông dân, mà còn góp phần xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam có chất lượng, có thị trường, và có tương lai.
Đây là hướng đi tất yếu trong bối cảnh ngành nông nghiệp cần thích ứng với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và sự chuyên nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm.
Tại Việt Nam, kinh tế tuần hoàn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp, mang đến lợi ích kinh tế, góp phần bảo vệ hệ sin...
Giới chuyên gia dự báo, xuất khẩu gạo năm 2025 sẽ giảm cả lượng và giá so với năm 2024. Vì vậy, việc duy trì thị phần tại các thị trường truyền thống, tập trung vào phân ...
Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh ...
Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đ...
Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.
Được thiên nhiên ban tặng cho thắng cảnh hữu tình, Pù Luông (Thanh Hóa) có vẻ đẹp đầy thơ mộng, là điểm đến không thể bỏ qua nếu du khách muốn rời bỏ những tất bật, xô bồ...
Ngày 2/7, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Công nghiệp sản xuất M-TALKS 2025 với chủ đề “Đổi mới tương lai ngành sản xuất điện tử Việt Nam: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), ...
Từ đầu năm 2025 đến nay, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4 (Chi cục QLTT tỉnh Quảng Ninh) đã chủ trì, phối hợp kiểm tra, phát hiện và xử lý hơn 40 vụ vi phạm liên quan đ...
Một số doanh nghiệp rời khỏi lĩnh vực nông nghiệp sau thời gian thử sức. Nhưng đó không hẳn là thất bại. Trong một lĩnh vực đòi hỏi vốn lớn, thời gian dài, và rủi ro cao,...