Nghị quyết quy định mức tiền phạt áp dụng đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn TP Hà Nội được HĐND TP Hà Nội ban hành tại Kỳ họp thứ 22 vào cuối tháng 4/2025 (có hiệu lực từ ngày 1/9/2025), được xem là quyết sách mạnh mẽ về thể chế, chính sách, thể hiện sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của chính quyền TP Hà Nội trong lĩnh vực đất đai.
Đáp ứng nhu cầu thực tiễn
Trong những năm qua, tình trạng vi phạm đất đai, nhất là trên đất nông nghiệp, đất công, diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng cả về quy mô và tính chất. Thực tế thời gian qua, khi các địa phương tổ chức sắp xếp lại đơn vị hành chính, tình trạng vi phạm đất đai tiếp tục xảy ra tại nhiều địa phương.
Hà Nội siết chặt quản lý đất đai, phòng ngừa vi phạm giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính
Các hành vi vi phạm về đất đai trên địa bàn Hà Nội chủ yếu là chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, xây dựng công trình trái phép, thực hiện hành vi hủy hoại đất nông nghiệp, lấn chiếm đất đai, ao hồ, đồng ruộng… Không chỉ gây mất trật tự trong quản lý đất đai, các hành vi này còn ảnh hưởng đến quy hoạch và phát triển đô thị.
Một nguyên nhân quan trọng khác khiến tình trạng vi phạm đất đai vẫn phát sinh là do chế tài xử lý chưa đủ mạnh, mức xử phạt hành chính chưa đủ sức răn đe. Nhiều trường hợp cố tình xây dựng công trình trái phép, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất...
Trong bối cảnh TP đang đối mặt với áp lực lớn về phát triển hạ tầng và đô thị hóa, việc quản lý chặt chẽ đất đai sẽ giúp sử dụng nguồn lực đất đai hiệu quả, phục vụ các dự án phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện chất lượng sống cho người dân.
Trước những đòi hỏi trên, tại Kỳ họp thứ 22 tổ chức cuối tháng 4/2025 vừa qua, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn TP Hà Nội. Nghị quyết được xem là công cụ pháp lý mạnh, phù hợp thực tiễn của Hà Nội - nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh, với nhu cầu sử dụng đất lớn.
Quyết sách mạnh mẽ, siết chặt kỷ cương
Ngay sau khi Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được thông qua, cùng với chỉ đạo sát sao từ UBND TP Hà Nội, nhiều địa phương đã chuyển từ trạng thái thụ động sang hành động quyết liệt.
Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Phạm Văn Minh cho biết, thời gian qua, địa phương đã tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát toàn bộ trường hợp vi phạm trên địa bàn. Đến nay, cơ bản các vi phạm phát sinh từ trước năm 2025 đã được xử lý.
“Tinh thần của huyện là xử lý kiên quyết, dứt điểm các vi phạm đất đai theo tinh thần Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội. Việc có khung xử phạt cụ thể, nghiêm khắc cũng giúp địa phương thuận lợi hơn trong xử lý, tạo hiệu ứng răn đe rõ rệt…” - Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Phạm Văn Minh nhấn mạnh.
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, Nghị quyết lần này được hoàn thiện và trình ban hành sớm hơn so với kế hoạch. Trước đó, Sở đã chủ động tham mưu UBND TP đẩy nhanh quá trình xây dựng dự thảo, lấy ý kiến các sở, ngành, đơn vị liên quan để trình HĐND TP thông qua.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết, tại Nghị quyết lần này, Sở tham mưu nâng mức xử phạt lên gấp 2 lần đối với 71 hành vi vi phạm hành chính áp dụng mức phạt tiền từ Điều 8 đến Điều 29 theo Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính phủ.
“Tăng mức xử phạt là yêu cầu cấp thiết để lập lại trật tự trong quản lý đất đai, nhất là tại các địa bàn giáp ranh, vùng đang chịu áp lực đô thị hóa, nơi đất đai có giá trị cao và dễ phát sinh tiêu cực...” - ông Nguyễn Xuân Đại khẳng định.
Có thể nói, Nghị quyết quy định mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn TP Hà Nội là quyết sách mạnh mẽ về thể chế, chính sách, thể hiện sự quyết liệt và quyết tâm cao của TP Hà Nội trong việc siết chặt kỷ cương, nâng cao hiệu quả quản lý đất đai.
Việc ban hành nghị quyết riêng về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai không chỉ mang ý nghĩa về mặt chế tài, mà còn tạo nền tảng pháp lý vững chắc để các sở, ngành, địa phương phát huy vai trò nòng cốt trong kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng đất.
Kỳ vọng Nghị quyết sẽ là cơ sở quan trọng để Hà Nội nâng cao hiệu quả quản lý đất đai theo hướng bền vững, đồng bộ với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; đồng thời tăng cường trách nhiệm giải trình, tính minh bạch trong thực thi pháp luật ở cơ sở.
Tại Việt Nam, kinh tế tuần hoàn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp, mang đến lợi ích kinh tế, góp phần bảo vệ hệ sin...
Giới chuyên gia dự báo, xuất khẩu gạo năm 2025 sẽ giảm cả lượng và giá so với năm 2024. Vì vậy, việc duy trì thị phần tại các thị trường truyền thống, tập trung vào phân ...
Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh ...
Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đ...
Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.
Được thiên nhiên ban tặng cho thắng cảnh hữu tình, Pù Luông (Thanh Hóa) có vẻ đẹp đầy thơ mộng, là điểm đến không thể bỏ qua nếu du khách muốn rời bỏ những tất bật, xô bồ...
Ngày 2/7, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Công nghiệp sản xuất M-TALKS 2025 với chủ đề “Đổi mới tương lai ngành sản xuất điện tử Việt Nam: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), ...
Từ đầu năm 2025 đến nay, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4 (Chi cục QLTT tỉnh Quảng Ninh) đã chủ trì, phối hợp kiểm tra, phát hiện và xử lý hơn 40 vụ vi phạm liên quan đ...
Một số doanh nghiệp rời khỏi lĩnh vực nông nghiệp sau thời gian thử sức. Nhưng đó không hẳn là thất bại. Trong một lĩnh vực đòi hỏi vốn lớn, thời gian dài, và rủi ro cao,...