Kinh tế tuần hoàn – xu hướng tất yếu cho nền nông nghiệp hiện đại

20/07/2025 07:00
Tại Việt Nam, kinh tế tuần hoàn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp, mang đến lợi ích kinh tế, góp phần bảo vệ hệ sinh thái và xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại. Nông nghiệp tuần hoàn vừa là yêu cầu bắt buộc, vừa là động lực tiến tới nền nông nghiệp xanh.

Mục tiêu của kinh tế tuần hoàn là tạo ra hệ sinh thái lành mạnh, bền vững, bảo đảm việc sản xuất và tiêu thụ nông sản có lợi cho cả người tiêu dùng và môi trường. Trong việc phát triển nông nghiệp bền vững, kinh tế tuần hoàn đóng vai trò quan trọng: góp phần tăng cường hiệu suất sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; góp phần xây dựng chuỗi giá trị bền vững; cải thiện điều kiện sống cho người nông dân vùng nông thôn;…

Hiện nay, mô hình chăn nuôi theo hướng tuần hoàn đã được triển khai tại một số địa phương như: Phú Thọ, Hưng Yên, Tuyên Quang, Lào Cai, Hà Nội… Các phụ phẩm trong nông nghiệp như thân cây ngô, sắn, đậu, lạc được ủ chua làm thức ăn cho gia súc. Phân thải từ chăn nuôi lại được xử lý bằng sinh học để tái sử dụng trong trồng trọt. Nhờ mô hình như vậy mà giá thành thức ăn giảm, tăng hiệu quả kinh tế lên 10-15% so với mô hình chăn nuôi truyền thống. Thông qua các mô hình kinh tế tuần hoàn, nông dân được tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ sinh học, tạo ra sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng cao, phát triển chuỗi liên kết, cũng như góp phần bảo vệ môi trường, tạo sản phẩm có tiêu chuẩn chất lượng, giá trị cao.

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích nhưng việc chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp vẫn gặp không ít khó khăn. Các mô hình kinh tế tuần hoàn vẫn đang hoạt động ở mức nhỏ lẻ, manh mún, chưa thực sự bài bản, việc nghiên cứu, chuyển giao, phổ biến, đầu tư cho khoa học, công nghệ, nhân lực trong lĩnh vực kinh tế tuần hoàn chưa được quan tâm đúng mức…

Chia sẻ tại Diễn đàn nông nghiệp 2025: "Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp" vừa được tổ chức ngày 16/7, ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho biết, mỗi năm, Việt Nam có hơn 156 triệu tấn phụ phẩm (rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê, chất thải chăn nuôi…) Nhưng số lượng được tái chế, tái sử dụng thấp, mới đạt dưới 35%, quy mô nhỏ, phân tán gây ô nhiễm. Bên cạnh đó, vẫn còn thiếu hệ thống quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia như nhãn mác, nhãn chứng nhận cho sản phẩm nông nghiệp tuần hoàn, thiếu chính sách tín dụng xanh, bảo hiểm rủi ro, khuyến khích đầu tư công nghệ xử lý phụ phẩm; thiếu dữ liệu, bản đồ phụ phẩm - chuỗi - phát thải; chưa có nền tảng số hỗ trợ doanh nghiệp...

Không chỉ vậy, rào cản về đất đai và vốn cũng là nguyên nhân khiến việc chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn gặp nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã gặp khó khăn trong việc tiếp cận đất đai và quy hoạch sản xuất, yêu cầu tài sản thế chấp và thủ tục tiếp cận tín dụng còn phức tạp; tín dụng theo chuỗi nông nghiệp chưa được áp dụng phổ biến; khả năng xử lý rủi ro tín dụng thấp, chưa gắn với bảo hiểm nông nghiệp; quy mô sản xuất nhỏ lẻ nên khó áp dụng hình thức sản xuất khép kín, tập trung với diện tích canh tác lớn; người tiêu dùng chưa thực sự tin tưởng sản phẩm hữu cơ; trình độ, năng lực tiếp cận khoa học và công nghệ còn nhiều hạn chế…

Sản xuất nông nghiệp theo hướng tuần hoàn còn gặp nhiều khó khăn do khung chính sách về phát triển kinh tế tuần hoàn chưa được hoàn thiện. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa không đủ điều kiện đầu tư công nghệ tái chế, xử lý chất thải; thiếu liên kết vùng và chuỗi giá trị; nhận thức và trình độ quản trị còn hạn chế…

Việt Nam cần xác định tầm nhìn và chiến lược phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp. Để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh, cần áp dụng các giải pháp cụ thể, đồng bộ. Theo ông Hà Văn Thắng - Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam (VCAC), trước hết cần tập trung vào chính sách: hỗ trợ tài chính và tín dụng xanh; ưu đãi thuế và đất đai; phát triển hạ tầng và vùng nguyên liệu tập trung; hoàn thiện khung pháp lý và tiêu chuẩn; hỗ trợ đào tạo, truyền thông và kết nối thị trường; hỗ trợ mô hình thử nghiệm, đổi mới sáng tạo ở khu vực kinh tế hộ;…

Việc thúc đẩy mô hình tuần hoàn cần được xem là quá trình chuyển đổi tư duy lâu dài. Cần ban hành chiến lược riêng về nông nghiệp tuần hoàn, xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và đầu tư xanh, lồng ghép vào các chuỗi giá trị ngành hàng chủ lực, gắn với mục tiêu Net-zero.

Kinh tế tuần hoàn không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc để nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo giá trị gia tăng bền vững cho nông nghiệp Việt Nam. Để có thể đạt được hiệu quả như kỳ vọng, trong thời gian tới, Việt Nam cần sớm khắc phục các vấn đề tồn tại và thách thức trong việc áp dụng mô hình nông nghiệp tuần hoàn, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, doanh nghiệp, nông dân, giới khoa học và nhà đầu tư. Đặc biệt là cần nhìn nhận đúng, nâng cao và phát huy được vai trò, sứ mệnh của doanh nghiệp, doanh nhân đối với ngành nông nghiệp. 

Theo Doanh nghiệp & Thương hiệu


Tin xem thêm

Kinh tế tuần hoàn – xu hướng tất yếu cho nền nông nghiệp hiện đại

Tin tức
20/07/2025 07:00

Tại Việt Nam, kinh tế tuần hoàn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp, mang đến lợi ích kinh tế, góp phần bảo vệ hệ sin...

Nguồn cung và biến động giá đang tăng áp lực lên xuất khẩu gạo

Tin tức
20/07/2025 06:00

Giới chuyên gia dự báo, xuất khẩu gạo năm 2025 sẽ giảm cả lượng và giá so với năm 2024. Vì vậy, việc duy trì thị phần tại các thị trường truyền thống, tập trung vào phân ...

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

Tin tức
19/07/2025 07:00

Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh ...

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

Tin tức
19/07/2025 06:30

Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đ...

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

Tin tức
19/07/2025 06:00

Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Khám phá mùa vàng trên đỉnh Pù Luông

Tin tức
18/07/2025 07:00

Được thiên nhiên ban tặng cho thắng cảnh hữu tình, Pù Luông (Thanh Hóa) có vẻ đẹp đầy thơ mộng, là điểm đến không thể bỏ qua nếu du khách muốn rời bỏ những tất bật, xô bồ...

Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp điện tử Việt Nam

Tin tức
18/07/2025 06:00

Ngày 2/7, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Công nghiệp sản xuất M-TALKS 2025 với chủ đề “Đổi mới tương lai ngành sản xuất điện tử Việt Nam: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), ...

Quảng Ninh: Đội Quản lý thị trường số 4 làm tốt nhiệm vụ 6 tháng đầu năm

Tin tức
18/07/2025 06:00

Từ đầu năm 2025 đến nay, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4 (Chi cục QLTT tỉnh Quảng Ninh) đã chủ trì, phối hợp kiểm tra, phát hiện và xử lý hơn 40 vụ vi phạm liên quan đ...

Không dễ đi đường thẳng: Những ngã rẽ của doanh nghiệp nông nghiệp

Tin tức
17/07/2025 06:00

Một số doanh nghiệp rời khỏi lĩnh vực nông nghiệp sau thời gian thử sức. Nhưng đó không hẳn là thất bại. Trong một lĩnh vực đòi hỏi vốn lớn, thời gian dài, và rủi ro cao,...