Nghi vấn tổ trưởng chấm thầu “hết đát” chứng chỉ, Sơn Hải đề nghị làm lại từ đầu
03/06/2025 06:00
Tập đoàn Sơn Hải vừa có đơn kiến nghị gửi UBND tỉnh Bình Phước, yêu cầu rà soát việc tổ trưởng tổ chuyên gia chấm thầu gói cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đã hết hạn chứng chỉ hành nghề từ năm 2023, đồng thời đề xuất lập tổ chuyên gia độc lập chấm lại.
Theo hình ảnh tra cứu từ hệ thống quản lý cấp chứng chỉ nghiệp vụ đấu thầu thuộc Bộ Tài chính, ông Vũ Ngọc Trụ – tổ trưởng tổ chuyên gia chấm thầu gói xây dựng cao tốc đoạn qua tỉnh Bình Phước – được xác định có chứng chỉ hành nghề đấu thầu chỉ còn hiệu lực đến ngày 18/10/2023. Nghĩa là, tính đến thời điểm hiện tại, chứng chỉ đã hết hạn hơn 1 năm rưỡi.
Hình ảnh tra cứu trên hệ thống quản lý cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu của Bộ Tài chính hiển thị ông Vũ Ngọc Trụ đã hết hạn chứng chỉ hành nghề đấu thầu từ tháng 10/2023.
Trong đơn kiến nghị gửi UBND tỉnh Bình Phước chiều 27/5, Tập đoàn Sơn Hải cho rằng, với thông tin hiện tại từ hệ thống chính thức của Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Tài chính), ông Trụ không còn đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đấu thầu để đứng tên tổ trưởng tổ chuyên gia chấm thầu.
Chuyên gia hết hạn chứng chỉ: Liệu có đúng luật?
Cụ thể, dữ liệu trên hệ thống của Bộ Tài chính không hiển thị tên ông Vũ Ngọc Trụ trong danh sách cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề cho giai đoạn từ 1/1/2025 đến 1/1/2030. Trong khi đó, chứng chỉ cũ của ông này chỉ có thời hạn từ 18/10/2018 đến 18/10/2023.
Lãnh đạo Tập đoàn Sơn Hải đặt vấn đề:"Chủ đầu tư đang có dấu hiệu sử dụng đơn vị tư vấn đánh giá hồ sơ dự thầu điện tử (E-HSDT) có nhân sự không đáp ứng quy định của pháp luật là trái quy định. Do đó, cần xem xét lại tính chính xác và hợp lý của kết quả đánh giá được đưa ra trong báo cáo của tổ chuyên gia".
Sơn Hải đề xuất chấm lại gói thầu
Không chỉ dừng lại ở việc chất vấn tư cách tổ trưởng tổ chấm thầu, Sơn Hải còn kiến nghị lập tổ chuyên gia độc lập, không phụ thuộc vào chủ đầu tư hay bên mời thầu, để chấm lại E-HSDT của gói thầu nói trên.
"Việc thành lập tổ chuyên gia liên ngành độc lập sẽ đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế cho hoạt động đấu thầu", đại diện tập đoàn này nhấn mạnh.
Trụ sở Tập đoàn Sơn Hải tại TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Trước đó, ngày 27/5, Tập đoàn Sơn Hải đã lên tiếng về kết quả lựa chọn nhà thầu của gói thầu xây dựng cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, đoạn qua tỉnh Bình Phước.
Theo công bố, 4 nhà thầu bị loại khỏi cuộc đua, bao gồm: Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải (dự thầu độc lập), Công ty CP Tập đoàn Cienco4 (dự thầu độc lập), Liên danh cao tốc Bình Phước, Liên danh cao tốc IB250005761. Tất cả đều bị đánh trượt với lý do không đạt yêu cầu kỹ thuật.
Trong khi đó, Liên danh nhà thầu HCM-TDM-CT là đơn vị trúng thầu với giá bỏ thầu hơn 866 tỉ đồng, chỉ thấp hơn giá gói thầu của chủ đầu tư hơn 14 tỉ đồng.
Điều đáng chú ý là Tập đoàn Sơn Hải bỏ giá thầu thấp nhất, chỉ hơn 732 tỉ đồng, giúp tiết kiệm hơn 148 tỉ đồng ngân sách, đồng thời tăng gấp đôi thời gian bảo hành từ 5 năm lên 10 năm – vượt xa yêu cầu trong hồ sơ mời thầu.
Tập đoàn Sơn Hải dẫn đầu bảo hành cao tốc 10 năm.
Tuy nhiên, theo báo cáo đánh giá từ tổ chuyên gia, hồ sơ dự thầu của Sơn Hải bị loại vì không đạt về vật tư thiết bị cung cấp, khả năng thực hiện mô hình BIM, và thiết bị máy móc phục vụ thi công.
Sơn Hải quyết “đòi lại công bằng”
Cho rằng đánh giá kỹ thuật có dấu hiệu không khách quan, Tập đoàn Sơn Hải đang từng bước khiếu nại, yêu cầu minh bạch hóa quá trình chấm thầu và làm rõ năng lực các thành viên tổ chuyên gia.
“Với một gói thầu có giá trị lớn, liên quan đến ngân sách nhà nước và hạ tầng chiến lược, việc đảm bảo đúng quy trình pháp lý, tránh tình trạng người không đủ điều kiện tham gia đánh giá là cực kỳ quan trọng”,lãnh đạo doanh nghiệp này khẳng định.
Tại Việt Nam, kinh tế tuần hoàn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp, mang đến lợi ích kinh tế, góp phần bảo vệ hệ sin...
Giới chuyên gia dự báo, xuất khẩu gạo năm 2025 sẽ giảm cả lượng và giá so với năm 2024. Vì vậy, việc duy trì thị phần tại các thị trường truyền thống, tập trung vào phân ...
Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh ...
Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đ...
Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.
Được thiên nhiên ban tặng cho thắng cảnh hữu tình, Pù Luông (Thanh Hóa) có vẻ đẹp đầy thơ mộng, là điểm đến không thể bỏ qua nếu du khách muốn rời bỏ những tất bật, xô bồ...
Ngày 2/7, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Công nghiệp sản xuất M-TALKS 2025 với chủ đề “Đổi mới tương lai ngành sản xuất điện tử Việt Nam: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), ...
Từ đầu năm 2025 đến nay, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4 (Chi cục QLTT tỉnh Quảng Ninh) đã chủ trì, phối hợp kiểm tra, phát hiện và xử lý hơn 40 vụ vi phạm liên quan đ...
Một số doanh nghiệp rời khỏi lĩnh vực nông nghiệp sau thời gian thử sức. Nhưng đó không hẳn là thất bại. Trong một lĩnh vực đòi hỏi vốn lớn, thời gian dài, và rủi ro cao,...