Sơn La: Sôi động ngày hội hái mận ở vùng cao Phiêng Khoài
27/05/2025 06:00
Ngày 23/5, UBND huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La tưng bừng tổ chức Ngày hội hái mận xã Phiêng Khoài lần thứ nhất, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tới tham quan, trải nghiệm.
Diễn ra đúng vào thời điểm chính vụ thu hoạch, ngày hội mang đến không khí náo nhiệt, rộn ràng với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn như: thi hái mận, thi tạo hình nghệ thuật từ quả mận, thi ăn mận; trưng bày gian hàng nông sản và sản phẩm tiểu thủ công nghiệp đặc trưng của các xã, thị trấn; các trò chơi dân gian, giao lưu văn nghệ. Song song với các phần thi trên, lễ hội còn kết hợp tổ chức chương trình du lịch trải nghiệm kết hợp hái và thưởng thức mận tại vườn; vinh danh cá nhân, hợp tác xã tiêu biểu trong xây dựng thương hiệu và phát triển sản phẩm mận hậu.
Ngày hội lần đầu tiên được tổ chức, đã thu hút 9 đội thi tới từ các bản, trường học trong khu vực
Giữa khung cảnh núi non hùng vĩ, những trái mận căng mọng, giòn ngọt được nâng niu trong tay người hái đã trở thành hình ảnh đẹp, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng du khách.
Với chủ đề “Sản xuất nông sản sạch gắn với bảo vệ môi trường”, ngày hội hái mận đã lan tỏa thông điệp sản xuất nông sản an toàn, nói không với thuốc trừ cỏ, thuốc bảo vệ thực vật, góp phần bảo vệ hệ sinh thái bền vững, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Từ đó thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, các đơn vị lữ hành đến với Yên Châu.
Ngày hội diễn ra tại thung lũng mận xanh ngát bản Ái 2, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu
Theo ông Lò Thế Thi, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Châu, toàn huyện hiện có khoảng 3.700 ha mận hậu, sản lượng ước đạt 40.000 tấn. Việc tổ chức ngày hội không chỉ nâng tầm thương hiệu mận hậu Yên Châu, loại quả nổi bật về hương vị và độ an toàn, mà còn là dịp tôn vinh người trồng mận, thúc đẩy liên kết phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững gắn với phát triển du lịch. Tạo sân chơi giao lưu giữa những người sản xuất, phát huy tiềm năng cây trồng chủ lực, từng bước cải thiện sinh kế, hướng tới xóa nghèo bền vững cho bà con vùng cao.
Các đội thi đang trình bày gian hàng dự thi của mình
Cấp ủy chính quyền địa phương cũng thực hiện công tác phối hợp với cơ quan chuyên môn của huyện tập trung tuyên truyền đến ban quản lý các bản và báo cáo nhân dân trực tiếp canh tác trên diện tích của mình, áp dụng khoa học công nghệ như đầu tư bón phân hữu cơ và phun thuốc sinh học để tăng năng suất cũng như đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho quả mận. Đồng thời, phối hợp với các công ty, các hợp tác xã liên kết với nhau trên địa bàn xã, trong xã và ngoài xã liên kết bao tiêu sản phẩm cho bà con trong vụ chính.
Những sản phẩm dự thi đặc sắc của các đội thi tại lễ hội
Với việc chú trọng đầu tư chăm sóc, xây dựng sản phẩm có giá trị, tích cực tìm đầu ra đưa thương hiệu mận hậu Phiêng Khoài ngày càng vươn xa. Với mục tiêu mang đến những trải nghiệm đa dạng cho hành khách cũng như góp phần quảng bá nông sản của các vùng miền, Vietnam Airlines đã phục vụ các món ăn, thức uống từ mận hậu Sơn La trên nhiều đường bay nội địa và quốc tế từ ngày 08/06 đến 15/06/2024. Đây không chỉ là cầu nối văn hóa ẩm thực, mà còn là cách Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam đồng hành, hỗ trợ người nông dân, giúp nâng tầm đặc sản vùng miền ra thị trường trong nước và thế giới. Đây cũng là một trong những hoạt động cụ thể trong thỏa thuận hợp tác ký kết giữa Vietnam Airlines và UBND tỉnh Sơn La. Cùng với đó, việc tiêu thụ và giá cả ổn định giúp bà con trồng mận phấn khởi, yên tâm gắn bó với cây mận, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Du khách đang trải nghiệm hái mận tại vườn mận xã Phiêng Khoài
Trong không khí tưng bừng của ngày hội, chị Trịnh Hiền, tới từ Hà Nội cho biết: "Đây là lần đầu tiên mình được hoà mình vào không khí của lễ hội, mình rất vui mừng và phấn khởi. Đến đây mình được hiểu rõ hơn về nét đẹp văn hoá của đồng bào dân tộc Thái và dân tộc Mông. Những nét đẹp khiến mình rất tự hào và yêu mến mảnh đất này.”
Ngoài ra, tại lễ hội diễn ra rất nhiều các trò chơi dân gian để người dân và du khách cùng tham gia. Gần 100 vận động viên đến từ các bản, làng tham gia các trò chơi: Kéo co, đẩy gậy, tung còn, nhảy bao bố, đi cầu khỉ... Các vận động viên thi đấu với tinh thần đoàn kết, trung thực, cống hiến cho khán giả với những màn tranh tài gay cấn, hào hứng với phấn khởi.
Tại Việt Nam, kinh tế tuần hoàn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp, mang đến lợi ích kinh tế, góp phần bảo vệ hệ sin...
Giới chuyên gia dự báo, xuất khẩu gạo năm 2025 sẽ giảm cả lượng và giá so với năm 2024. Vì vậy, việc duy trì thị phần tại các thị trường truyền thống, tập trung vào phân ...
Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh ...
Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đ...
Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.
Được thiên nhiên ban tặng cho thắng cảnh hữu tình, Pù Luông (Thanh Hóa) có vẻ đẹp đầy thơ mộng, là điểm đến không thể bỏ qua nếu du khách muốn rời bỏ những tất bật, xô bồ...
Ngày 2/7, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Công nghiệp sản xuất M-TALKS 2025 với chủ đề “Đổi mới tương lai ngành sản xuất điện tử Việt Nam: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), ...
Từ đầu năm 2025 đến nay, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4 (Chi cục QLTT tỉnh Quảng Ninh) đã chủ trì, phối hợp kiểm tra, phát hiện và xử lý hơn 40 vụ vi phạm liên quan đ...
Một số doanh nghiệp rời khỏi lĩnh vực nông nghiệp sau thời gian thử sức. Nhưng đó không hẳn là thất bại. Trong một lĩnh vực đòi hỏi vốn lớn, thời gian dài, và rủi ro cao,...