Thành lũy liên hoàn, đóng vai trò quan trọng trong việc phòng thủ kinh đô Hoa Lư xưa

21/06/2025 06:00
Kết quả khai quật khảo cổ tường thành Dền tại tỉnh Ninh Bình vào cuối tháng 5/2025 cho thấy một hệ thống thành lũy liên hoàn, đóng vai trò quan trọng trong việc phòng thủ kinh đô Hoa Lư xưa.

Giả thuyết tù nhân Chiêm Thành xây thành Dền

Sở Văn hóa và Thể thao Ninh Bình vừa phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam tổ chức Hội thảo trình bày sơ bộ kết quả khai quật địa điểm tường thành Dền nằm trên địa bàn thôn Chi Phong, xã Trường Yên, thành phố Hoa Lư.

Theo Trung tâm Bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa cố đô Hoa Lư, tường thành Dền là một địa điểm khảo cổ quan trọng nằm ở phía Bắc khu vực thành Nội của kinh đô Hoa Lư.

Đây là bức tường thành ngoài cùng, tiếp giáp với sông Hoàng Long, chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, nối liền hai dãy núi ở tả ngạn sông. Vị trí địa lý đặc biệt này đã tạo nên một hệ thống thành lũy phòng thủ kiên cố, đóng vai trò trọng yếu trong việc bảo vệ trung tâm kinh đô.

Hiện trường khai quật địa điểm tường thành Dền năm 2025
Hiện trường khai quật địa điểm tường thành Dền năm 2025

Thành Dền gồm hai đoạn: Đoạn thứ nhất nối từ núi Sau Cái (tức núi Hàm Xà, Cổ Dải) sang núi Cánh Hàn, là đoạn tường thành dài nhất trong số các tường thành của kinh đô Hoa Lư; đoạn thứ hai nối từ núi Cánh Hàn sang núi Hang To (núi Nghẽn).

Tại Quyết định số 554/QĐ-BVHTTDL, Bộ VH,TT&DL đã cho phép Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình phối hợp với Viện Khảo cổ học khai quật tường thành Dền trong thời gian từ ngày 15/3 đến ngày 30/5, dưới sự chủ trì của TS Nguyễn Ngọc Quý - Viện Khảo cổ học.

Trong đợt khai quật này, giới chuyên gia đã tiến hành mở hai hố khai quật. Hố thứ nhất có diện tích 450m2, hố thứ hai rộng 150m2. Quá trình khai quật đã thu được nhiều mẫu vật có giá trị, bao gồm vật liệu xây dựng như gạch, đá, đất sét; các lớp thực vật, vỏ nhuyễn thể, cũng như hiện vật gốm men thuộc nhiều niên đại khác nhau.

Đồng thời, tường thành Dền đã phát lộ rõ cấu trúc ba phần: Móng, thân và lớp gia cố. Các phát lộ này phản ánh trình độ kỹ thuật xây dựng thành quách của người Việt tại Hoa Lư vào thế kỷ 10. Các tường thành nhân tạo tại Hoa Lư đều được đắp dựng trên nền đất yếu, có đặc điểm lầy thụt. Để khắc phục điều kiện địa chất này, người xưa đã sử dụng kỹ thuật đắp rải thân cây thực vật kết hợp với việc gia cố bằng các thanh gỗ và cọc đóng để chống sạt lở.

Cấu trúc tường thành thường có hình cong bán nguyệt hoặc hình thang, trong đó sườn ngoài được tạo dốc hơn so với sườn trong nhằm tăng khả năng chống đỡ và ổn định kết cấu. Trên phần móng này, hai bức tường bo được xây để tạo lõi tường thành, và đặt một lớp đất sét trắng lên trên. Lớp đất sét trắng này có nguồn gốc từ vùng biển nên có tính chất dẻo dai.

Đặc biệt, qua khảo sát và đo đạc tỉ mỉ, giới khảo cổ cho rằng phần tường thành này không quá cao so với khu vực khác. Lý do bởi phía bên ngoài tường thành là một vùng đầm lầy rộng lớn. Việc xây dựng tường thành tại đây phản ánh ý thức chọn địa điểm tăng cường tính phòng thủ, tạo ra một thành trì “dễ thủ, khó công”.

Dựa vào kết cấu thành, kỹ thuật xây dựng và các hiện vật thu thập được, giới khảo cổ đưa ra giả thuyết, tường thành Dền có thể liên quan đến cuộc chiến giữa triều đình nhà Lê với Chiêm Thành. Sau khi giành chiến thắng, nhà Lê đã bắt các tù binh Chiêm Thành về phục vụ việc xây dựng công trình.

Đào móng làm nhà, phát hiện bờ đất nghi là tường thành Hoa Lư

Số hóa phục vụ tái dựng di sản

Ngoài xác định niên đại dựa vào kết cấu, kỹ thuật, các nhà khoa học còn dựa vào các hiện vật được tìm thấy như gạch vỡ có chữ, mảnh gốm men, vỏ nhuyễn thể. Trong đó, đặc biệt là một số loại gạch in chữ cổ và loại gạch bìa đỏ thường thấy ở các di tích thế kỷ 10.

Theo TS Nguyễn Ngọc Quý, kết quả khảo cổ năm 2025 đã bổ sung và củng cố thêm các dữ liệu thu thập được từ các cuộc khai quật trước đó như tại tường Đông (năm 1969), cuộc thăm dò tường Dền (năm 2018), và cuộc khai quật khẩn cấp khu tường Đông Bắc. Những dữ liệu này cho thấy sự thống nhất cao trong kỹ thuật xây dựng tường thành tại Hoa Lư.

Không chỉ củng cố thêm các chứng cứ, cứ liệu lịch sử, những phát lộ của đợt khai quật này còn được xác định là bằng chứng hệ thống thành lũy liên hoàn, thống nhất của thành Dền đã được hình thành, giữ vai trò phòng thủ của kinh đô Hoa Lư từ phía Bắc.

Đại diện Sở Văn hóa và Thể thao Ninh Bình và Viện Khảo cổ học Việt Nam khẳng định, đợt khai quật năm 2025 được thực hiện tuân thủ đầy đủ quy trình khảo cổ học hiện đại. Các tư liệu khảo cổ như bản ảnh, bản vẽ mô tả đều được lưu giữ cẩn thận. Đặc biệt, hố khai quật đã được số hóa bằng công nghệ Scan3D, phục vụ cho công tác tái dựng và nghiên cứu trong các giai đoạn tiếp theo.

Cấp phép khai quật khảo cổ tại Địa điểm Tường Thành Dền, tỉnh Ninh Bình

Những phát hiện quan trọng từ cuộc khai quật tường thành Dền năm 2025 đã góp phần nghiên cứu làm sáng tỏ hơn về kỹ thuật xây dựng, cách thức tổ chức phòng thủ, cũng như xác định niên đại và chức năng của tường thành Dền trong hệ thống thành lũy bảo vệ kinh đô Hoa Lư.

Những tư liệu nghiên cứu cũng là cơ sở để giới khoa học đề xuất phương án bảo tồn và nghiên cứu di tích ở các giai đoạn tiếp theo. Đồng thời là căn cứ khoa học để thực hiện phục hồi, bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản. 

Theo Doanh nghiệp & Thương hiệu


Tin xem thêm

Triển lãm kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh phải thiết thực, không phô trương, tránh lãng phí

Tin tức
22/07/2025 06:30

Ngày 15/7, Bộ VH,TT&DL tổ chức họp Tiểu ban Nội dung Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.

Bảo tàng Hà Nội tạm đóng cửa 20 ngày

Tin tức
22/07/2025 06:00

Bảo tàng Hà Nội thông báo tạm dừng đón khách tham quan từ ngày 15/7 và dự kiến mở cửa trở lại từ ngày 6/8.

Giảm gánh nặng cho doanh nghiệp và người dân khi giữ ưu đãi thuế môi trường với xăng dầu đến năm 2026

Tin tức
21/07/2025 06:00

Bộ Tài chính vừa đề xuất kéo dài chính sách thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu đến hết năm 2026 nhằm hỗ trợ ổn định giá nhiên liệu trong nước, giảm áp lực lên chỉ số...

Bắc Ninh: Đẩy mạnh khởi nghiệp - Tạo sinh kế ổn định gắn với chương trình giảm nghèo bền vững

Tin tức
21/07/2025 06:00

Trong những năm qua, tỉnh Bắc Ninh đã và đang triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, trong đó đặc biệt chú trọng ph...

Gạo ST25 – Từ đồng ruộng quê đến kệ siêu thị châu Âu

Tin tức
21/07/2025 06:00

Khởi nguồn từ một giống lúa địa phương hai lần giành danh hiệu “Gạo ngon nhất thế giới”, ST25 đã trở thành biểu tượng cho hướng đi mới của gạo Việt – chinh phục thị trườn...

Rà soát, chuẩn hoá lại các thủ tục hành chính về đất đai

Tin tức
20/07/2025 08:00

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường rà soát, chuẩn hoá lại các thủ tục hành chính về đất đai đã công bố, bảo đảm việc thực hiện thủ tục hành ch...

Kinh tế tuần hoàn – xu hướng tất yếu cho nền nông nghiệp hiện đại

Tin tức
20/07/2025 07:00

Tại Việt Nam, kinh tế tuần hoàn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp, mang đến lợi ích kinh tế, góp phần bảo vệ hệ sin...

Nguồn cung và biến động giá đang tăng áp lực lên xuất khẩu gạo

Tin tức
20/07/2025 06:00

Giới chuyên gia dự báo, xuất khẩu gạo năm 2025 sẽ giảm cả lượng và giá so với năm 2024. Vì vậy, việc duy trì thị phần tại các thị trường truyền thống, tập trung vào phân ...

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

Tin tức
19/07/2025 07:00

Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh ...