UEH thúc đẩy đổi mới sáng tạo qua Talkshow “Khởi nghiệp và Đầu tư”
29/05/2025 06:00
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH), Trường Công nghệ và Thiết kế UEH (CTD) phối hợp cùng Trung tâm Ươm tạo Công nghệ và Hỗ trợ Đổi mới sáng tạo TP. Hồ Chí Minh (ISC) vừa mới tổ chức Talkshow “Khởi nghiệp và Đầu tư”.
Sự kiện quy tụ đại diện các cơ quan quản lý, chuyên gia đầu tư, doanh nghiệp khởi nghiệp, giảng viên, học viên, sinh viên cùng nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm đến đổi mới sáng tạo.
Phát biểu khai mạc sự kiện, PGS.TS. Bùi Quang Hùng, Phó Giám đốc UEH nhấn mạnh, Talkshow “Khởi nghiệp và Đầu tư” là một hoạt động ý nghĩa tiếp theo trong hành trình hiện thực hóa Chiến lược Đại học Đổi mới sáng tạo mà UEH đang theo đuổi, với mục tiêu trở thành một đại học đa ngành, hướng đến phát triển bền vững và tạo ra giá trị toàn diện (holistic value) cho xã hội. Ông khẳng định vai trò của khởi nghiệp và đầu tư không chỉ nằm ở tăng trưởng kinh tế mà còn là chất xúc tác để thúc đẩy sự gắn kết giữa các chủ thể trong hệ sinh thái đổi mới - đặc biệt là mô hình 4P: Public - Private - People - Partnership, trong đó trường đại học, với tư cách là đơn vị thuộc khu vực công, đóng vai trò kết nối tri thức, chính sách và cộng đồng.
PGS.TS. Bùi Quang Hùng, Phó Giám đốc UEH phát biểu tại Talkshow
Ông cũng đánh giá cao sự cam kết đồng hành chiến lược giữa UEH, CTD và ISC trong năm 2025, nhằm cùng kiến tạo môi trường thuận lợi cho các startup, doanh nghiệp và cộng đồng đổi mới sáng tạo phát triển mạnh mẽ và bền vững.
Với vai trò dẫn dắt và điều phối chương trình, PGS.TS. Trần Hà Minh Quân - Hiệu trưởng Trường Tài năng UEH - đã khéo léo mở đầu bằng những phân tích sâu sắc về bản chất của khởi nghiệp trong bối cảnh hiện nay.
Từ nền tảng này, câu chuyện được tiếp nối một cách liền mạch và truyền cảm hứng bởi diễn giả Thụy Mai - Chủ tịch RainScales, thành viên HĐQT FreightVerify Inc. và thành viên Quỹ đầu tư C.IOOSE. Với hơn 40 năm kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp tại nhiều quốc gia, ông đã mang đến những bài học thực tiễn từ hành trình sáng lập ba công ty công nghệ và mở rộng hoạt động tại bảy quốc gia, đặc biệt là tầm quan trọng của việc xây dựng mô hình kinh doanh bền vững, chuẩn bị đội ngũ sẵn sàng mở rộng quốc tế, và kết nối mạng lưới nhà đầu tư toàn cầu ngay từ giai đoạn đầu của các startup.
Diễn giả Thụy Mai đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết nối sớm với mạng lưới nhà đầu tư quốc tế, cũng như xây dựng nền tảng pháp lý và tài chính minh bạch, các yếu tố cốt lõi để startup Việt có thể bứt phá và vươn ra toàn cầu. Cụ thể, từ câu chuyện thành công của DiCentral - một startup công nghệ khởi nguồn tại Việt Nam và đã vươn ra thị trường toàn cầu, ông cho rằng các yếu tố then chốt giúp startup sẵn sàng gọi vốn và mở rộng chính là đội ngũ, thị trường, quản trị rủi ro và chiến lược tài chính. Bên cạnh đó, ông cũng phân tích những lợi thế và thách thức khi tái cấu trúc doanh nghiệp theo chuẩn quốc tế để thu hút đầu tư xuyên biên giới, trong đó nhấn mạnh việc tuân thủ chuẩn kế toán GAAP (Mỹ), giảm rủi ro pháp lý và tối ưu hóa định giá doanh nghiệp.
Quang cảnh Talkshow “Khởi nghiệp và Đầu tư” .
Chia sẻ tại Talkshow, diễn giả Thụy Mai nhấn mạnh:“Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để vươn mình trên bản đồ khởi nghiệp toàn cầu. Nhưng để làm được điều đó, các startup cần thay đổi tư duy – không chỉ dừng lại ở giải quyết vấn đề nội địa, mà phải nghĩ đến việc tạo ra giá trị toàn cầu, vận dụng các xu hướng mới như AI, tự động hóa và phát triển bền vững để dẫn dắt cuộc chơi.”
Buổi chia sẻ cũng xoay quanh các chủ đề đang được quan tâm liên quan đến ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và tự động hóa quy trình vận hành trong các mô hình khởi nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh doanh nghiệp phải thích ứng nhanh với thị trường toàn cầu. Các chuyên gia thảo luận về cách tận dụng AI không chỉ trong công nghệ mà còn nhằm tối ưu vận hành, giúp startup tiết kiệm chi phí và nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Buổi chia sẻ cũng mở ra những trao đổi sâu sắc về xu hướng đầu tư bền vững, nhấn mạnh việc tích hợp các tiêu chí ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) vào mô hình kinh doanh để tạo lợi thế cạnh tranh dài hạn, giúp các startup sẵn sàng bước vào các thị trường quốc tế có nhiều yêu cầu khắt khe về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững.
Tại Việt Nam, kinh tế tuần hoàn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp, mang đến lợi ích kinh tế, góp phần bảo vệ hệ sin...
Giới chuyên gia dự báo, xuất khẩu gạo năm 2025 sẽ giảm cả lượng và giá so với năm 2024. Vì vậy, việc duy trì thị phần tại các thị trường truyền thống, tập trung vào phân ...
Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh ...
Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đ...
Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.
Được thiên nhiên ban tặng cho thắng cảnh hữu tình, Pù Luông (Thanh Hóa) có vẻ đẹp đầy thơ mộng, là điểm đến không thể bỏ qua nếu du khách muốn rời bỏ những tất bật, xô bồ...
Ngày 2/7, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Công nghiệp sản xuất M-TALKS 2025 với chủ đề “Đổi mới tương lai ngành sản xuất điện tử Việt Nam: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), ...
Từ đầu năm 2025 đến nay, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4 (Chi cục QLTT tỉnh Quảng Ninh) đã chủ trì, phối hợp kiểm tra, phát hiện và xử lý hơn 40 vụ vi phạm liên quan đ...
Một số doanh nghiệp rời khỏi lĩnh vực nông nghiệp sau thời gian thử sức. Nhưng đó không hẳn là thất bại. Trong một lĩnh vực đòi hỏi vốn lớn, thời gian dài, và rủi ro cao,...